Việt Nam đang bước vào giai đoạn nắng nóng khắc nghiệt hè 2023. Bởi vậy, vào những ngày hè thời tiết có thể nóng tới 40 độ C và lượng đá viên vào mùa nắng nóng vô cùng lớn. Tuy nhiên, việc giao bán đá viên thường được cung cấp bởi các cửa hàng nhỏ làm đá. Và việc quá tải là điều không thể tránh khỏi!
Điều này khiến không chỉ chúng ta cảm thấy khó chịu, háo nước mà còn là cơ hội để các cơ sở kinh doanh đá viên ngày càng áp đảo thị trường. Làm sao để giải quyết vấn đề này? Một cách đơn giản là tự kinh doanh đá viên để mở rộng thị trường, cung cấp nguồn hàng dồi dào cho mọi nhà.
Không chỉ kinh doanh đá viên mà hầu hết khi bạn kinh doanh bất kể một lĩnh vực nào đều phải trải qua những bước cơ bản dưới đây:
Mục lục
1. Nhu cầu thị trường:
Việc đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh bất cứ mặt hàng gì là nghiên cứu thị trường. Các chiến lược khảo sát, phân tích thị trường giúp bạn có hướng đi đúng đắn và kế hoạch kinh doanh cụ thể để nắm bắt và chinh phục thị trường đá viên.
Nhìn chung, thị trường đá viên khá mới mẻ. Các nơi cung cấp đá viên thường là những cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và nguồn cung thấp. Bởi vậy, việc lựa chọn được xem là một quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, tùy từng khu vực đô thị hay nông thôn mà thị phần ở mỗi nơi phân bổ khác nhau.
Một số câu hỏi bạn phải trả lời trước khi kinh doanh máy làm đá:
- Thị trường đá viên ở nơi bạn có ý định đầu tư đã bão hòa chưa? Mỗi tháng, mỗi năm người dân tiêu thụ bao nhiêu tấn đá viên, bao nhiêu tiền?
- Mọi người ở xung quanh bạn thích sử dụng đá viên hay đá cây hơn? Đá viên thường được đối tượng nào sử dụng nhiều nhất? Tại địa phương mình, các quán cafe, tiệm giải khát hay các trường học có nhu cầu sử dụng đá viên khá lớn. Bởi vậy, cơ sở đầu tiên của mình đặt ở nơi tập trung những đối tượng này.
- Sản phẩm bạn định đưa ra thị trường có thu hút được khách hàng? Mẫu mã, kích thước, số lượng như thế nào?
- Máy làm đá viên có nhiều công suất từ 60kg – 30 tấn mỗi ngày. Bởi vậy việc thống kê chi tiết lượng tiêu thụ sẽ giúp bạn chọn máy làm đá phù hợp với khả năng tiếp nhận của thị trường.
- Đối thủ cạnh tranh? Có bao nhiêu hộ kinh doanh đá viên trên địa bàn của bạn? Họ có những thuận lợi và khó khăn gì? Ngoài việc cạnh tranh với những người cũng kinh doanh máy bán đá viên, bạn còn phải xem xét tới máy bán đá cây.
2. Mặt bằng mở xưởng sản xuất:
Sau khi hiểu rõ thị trường, bạn cần xác định vị trí mở nhà máy và xưởng sản xuất. Bạn nên đặt xưởng ở gần trường học, quán café, trà sữa,… những khu vực có nhu cầu sử dụng nhiều đá viên mỗi ngày. Tùy vào hiểu biết của bản thân mà bạn chọn những vị trí phù hợp nhất.
Kho bảo quản đá lạnh nên được đặt sát đường lớn để dễ dàng lắp đặt, sửa chữa khi có rủi ro phát sinh. Tuy chi phí lắp đặt ở những nơi thành thị sẽ cao hơn những nơi thưa dân, nhưng đây cũng chính là một cách truyền thông cho quy trình sản xuất chuyên nghiệp của máy làm đá.
Mặt khác, những nơi tập trung đông dân cư sẽ là địa điểm lý tưởng để bạn có cơ hội kết hợp thêm nhiều đối tác làm ăn lâu dài, mở rộng kinh doanh.
3. Giấy tờ, thủ tục cần chuẩn bị:
Nhìn chung, thủ tục đăng ký kinh doanh cũng khá đơn giản. Các giấy tờ bạn cần chuẩn bị là:
- Đơn đăng ký kinh doanh (theo mẫu)
- Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Giấy thuê mặt bằng hoặc hợp đồng thuê mặt kinh doanh (đã công chứng)
- Bản sao chứng minh nhân dân, bản sao các giấy tờ liên quan tới quyền sở hữu tài sản,…
Để cơ sở được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì bạn cần tuân thủ các nguyên tắc và điều kiện kinh doanh như: Không xây dựng gần những nơi bị ô nhiễm, nguồn nước sạch được thiết kế đảm bảo chất lượng và có các biện pháp xử lý chất thải,…
Để tránh trường hợp các thủ tục chồng chéo, bạn nên lập kế hoạch và triển khai thực hiện nhanh chóng.
4. Chi phí đầu tư máy đá:
Giá cả của máy làm đá sẽ quyết định tới chất lượng đá viên. Tùy vào khả năng tài chính mà cân nhắc loại máy phù hợp. Tuy nhiên, máy làm đá cần đảm bảo hoạt động tốt, không vì ham rẻ mà mua loại chất lượng kém để đá làm ra vừa ảnh hưởng tới sức khỏe con người, vừa tốn kém chi phí sửa chữa sau này.
Giá máy làm đá viên trên thị trường hiện nay khá đa dạng, tùy thuộc vào công suất và máy của đơn vị nào cung cấp. Nếu số vốn đầu tư ít bạn có thể chọn những máy làm đá công suất dưới 100kg/ ngày.
Nếu khu vực bạn kinh doanh nhu cầu sử dụng đá viên nhiều đạt khoảng tầm 500kg – 1 tấn/ ngày, bạn tham khảo các máy có giá từ 100 triệu – 200 triệu nhé! Còn nhu câu nhiều hơn, bạn cứ mạnh tay đầu tư máy làm đá từ 2 tấn trở lên giá khoảng 260 triệu.
5. Thời gian thu hồi vốn đầu tư máy đá viên:
Thông thường, chỉ từ 1 năm bạn đã có thể thu hồi vốn và bắt đầu có lợi nhuận. Thời gian này có thể lệch một chút tùy vào quy mô vốn đầu tư và kế hoạch quản lý, kinh doanh của bạn. Công ty của mình sau 1 năm 3 tháng hoạt động đã bắt đầu thu lợi nhuận và đầu tư mở rộng thêm một cơ sở mới ở quận lân cận. Vậy mới nói, thị trường đá viên đúng là cái nôi “hái ra tiền”.
Ngoài ra các bạn cần tìm hiểu xem thương hiệu máy làm đá viên nào uy tín, giá rẻ nhất nữa! Việc nhập 1 chiếc máy làm đá giá tốt, hoạt động bền bỉ sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí đó!