Mục lục
- YÊU CẦU CỦA TRUNG QUỐC VỀ ATTP ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU
- TIÊU CHUẨN ATTP QUỐC GIA CỦA TRUNG QUỐC
- TIÊU CHUẨN ATTP QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM
- TIÊU CHUẨN ATTP QUỐC GIA CỦA TRUNG QUỐC VỀ SX THỰC PHẨM
- CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ATTP CỦA VIỆT NAM
- LƯU Ý QUAN TRỌNG
- Dự báo xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc tăng 20%-30%
YÊU CẦU CỦA TRUNG QUỐC VỀ ATTP ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU
Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho nông sản xuất khẩu Việt Nam song cũng là thị trường thách thức bởi các tiêu chuẩn đã nâng cao đáng kể
Ngày 10-12, Tổ điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản (Tổ 970) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức “Diễn đàn Thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng, chanh leo, khoai lang, chuối và các sản phẩm nông sản – thực phẩm chủ lực sang thị trường Trung Quốc” trong bối cảnh Trung Quốc đã ký nghị định thư cho phép xuất khẩu chính ngạch nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang nước này.
Đại diện Hội Doanh nghiệp (DN) Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc nhận xét DN Việt Nam hiểu quá ít về thị trường Trung Quốc, vẫn bán những gì DN có mà chưa “nhập gia tùy tục”. “Trung Quốc có yêu cầu rất cao về mẫu mã, có thể số lượng không cần nhiều nhưng hộp quà phải đẹp. Ngoài việc tập trung chú trọng cải tiến mẫu mã, DN Việt cần lưu ý số lượng sản phẩm trong mỗi hộp quà được người Trung Quốc ưa thích là 2, 6, 8. Với riêng sản phẩm yến sào, khách hàng thường là người giàu nên rất quan tâm đến thương hiệu”
Thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ luật pháp và quy định của Trung Quốc và các tiêu chuẩn quốc gia về ATTP, nếu Điều ước và thoả thuận quốc tế mà Trung Quốc đã ký kết hoặc tham gia có yêu cầu đặc thù, phải tuân thủ các yêu cầu của các hiệp định, điều ước quốc tế
TIÊU CHUẨN ATTP QUỐC GIA CỦA TRUNG QUỐC
1.Tiêu chuẩn ATTP Quốc gia — Giới hạn VSV gây bệnh trong thực phẩm (GB 29921)
2.Tiêu chuẩn ATTP Quốc gia – Tiêu chuẩn Sử dụng Phụ gia thực phẩm (GB 2760)
3.Tiêu chuẩn ATTP Quốc gia – Giới hạn Độc tố nấm trong thực phẩm (GB 2761)
4.Tiêu chuẩn ATTP Quốc gia – Giới hạn Chất ô nhiễm trong thực phẩm (GB 2762)
5.Tiêu chuẩn ATTP Quốc gia – Giới hạn Dư lượng tối đa thuốc BVTV trong thực phẩm (GB 2763)
TIÊU CHUẨN ATTP QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM
1.Thông tư số 50/2016/TT-BYT – Giới hạn Dư lượng tối đa thuốc BVTV trong thực phẩm
2.QCVN số 8-1:2011/BYT – Độc tố nấm
3.QCVN số 8-2:2011/BYT – Kim loại nặng
4.QCVN 8-3: 2012/BYT – Vi sinh vật
5.Quyết định 46/2007/QĐ-BYT quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
TIÊU CHUẨN ATTP QUỐC GIA CỦA TRUNG QUỐC VỀ SX THỰC PHẨM
1.Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Quốc gia – Quy định Chung về Vệ sinh đối với Sản xuất Thực phẩm (GB 14881)
2.Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) – Yêu cầu chung đối với cơ sở chế biến thực phẩm (GB / T 27341).
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ATTP CỦA VIỆT NAM
1.Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT.
2.Chứng nhận Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)
3.Chứng nhận Thực hành sản xuất tốt (GMP)
4.Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý ATTP ISO 22000
5.Giấy chứng nhận Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS)
6.Giấy chứng nhận Tiêu chuẩn toàn cầu về ATTP (BRC)
7.Giấy chứng nhận Hệ thống ATTP (FSSC 22000)
LƯU Ý QUAN TRỌNG
- Doanh nghiệp đã được cấp mã năm 2021 CẦN thực hiện BỔ SUNG thông tin đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc theo Lệnh 248 trước ngày 30/6/2023.
Xem Thông báo số 2359/BVTV-ATTPMT ngày 11/8/2022 đăng tải trên website của Cục Bảo vệ thực vật
- Đăng ký cấp mã mới cũng như bổ sung thông tin NĂM 2021 thực hiện theo hướng dẫn tại Công số 953/BVTV-ATTPMT ngày 13/4/2022, đăng tải trên website của Cục Bảo vệ thực vật
Dự báo xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc tăng 20%-30%
Ông Nguyễn Đình Tùng dự báo với việc Trung Quốc mở cửa thêm cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam như sầu riêng, khoai lang, chanh leo…, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc có thể tăng 20%-30%. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng thực tế còn phụ thuộc vào chính sách phòng chống COVID-19 của Trung Quốc. Mặt khác, chuỗi ngành hàng rau quả Việt Nam cũng phải tuân thủ quy định, kiểm soát chặt chất lượng, không để xảy ra gian lận bởi có thể mất thị trường bất cứ lúc nào.
“DN xuất khẩu Việt Nam phải tìm kiếm đối tác có tiềm lực, đầu tư cho thị trường Trung Quốc một cách bài bản, dài hạn, tránh tình trạng “ăn xổi” bởi thị trường này ngày càng yêu cầu cao” – ông Tùng khuyến cáo.
Thông tin từ báo nld.com.vn
Theo dõi và cập nhật thường xuyên thông tin tại Namphuthai.com.vn