Mục lục
- 1. Khái niệm chuỗi cung ứng lạnh
- 2. Các chuỗi cung ứng lạnh bao gồm hai hệ thống Logistics cơ bản:
- 3. Những lợi ích và thuận lợi trong phát triển chuỗi cung ứng lạnh
- 4. Tiềm năng ,sự phát triển của chuỗi cung ứng lạnh ở Việt Nam và trên thế giới
- 5. Khó khăn trong phát triển chuỗi cung ứng lạnh ở Việt Nam
1. Khái niệm chuỗi cung ứng lạnh
Chuỗi cung ứng lạnh là một khái niệm khá phổ biến ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, được hiểu là các chuỗi cung ứng có khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích hợp với các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản lạnh khác nhau, nhằm bảo đảm và kéo dài tuổi thọ của các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ cao như sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, hàng đông lạnh chế biến, hoa tươi cắt cành, các sản phẩm dược phẩm đặc biệt là vacxin.
2. Các chuỗi cung ứng lạnh bao gồm hai hệ thống Logistics cơ bản:
- Mạng lưới nhà kho lạnh được kiểm soát tốt về nhiệt độ để bảo quản các mặt hàng nhạy cảm và dễ hỏng.
- Hệ thống vận tải lạnh bao gồm các loại phương tiện chuyên chở như xe tải, container lạnh, các thiết bị chuyên dụng cho hoạt động vận chuyển và giao nhận kiểm tra, duy trì nhiệt độ lạnh cần thiết.
Tùy theo tính chất của từng loại hang hóa mà chuỗi cung ứng lạnh sẽ cung cấp các khoảng nhiệt độ thích hợp cho sản phẩm trong toàn bộ quá trình cung ứng với các tiêu chuẩn nhiệt độ phổ biến là:
- Đông lạnh sâu (Deep Frozen)từ -28 đến -30 độ C. Đây là mức nhiệt độ lạnh nhất chủ yếu dành cho vận chuyển hải sản.
- Đông lạnh (Frozen)Từ -16 đến -20 độ C, chủ yếu dành cho vận chuyển thịt.
- Lạnh (Chiller)từ 2 đến 4 độ C, là mức chuẩn nhiệt độ trong tủ lạnh và thường được sử dụng để vận chuyển trái cây và rau quả để có được thời hạn sử dụng tối ưu.
Ngoài ra mức từ 2 đến 8 độ C, là thích hợp để bảo quản dược phẩm thông thường, giải nhiệt độ này còn bảo quản 1 số loại vacxin covid hiện nay như Astra Zaneca, Moderna….. Khoảng nhiệt từ 12 đến 14 độ C thích hợp cho chuỗi cung ứng chuối, là một trong những loại trái cây sản xuất và vận chuyển nhiều nhất thế giới.
Về mặt cấu trúc:
Các chuỗi cung ứng lạnh thường tập trung vào 3 hợp phần chính là: Trang bị các thiết bị dự trữ và vận chuyển hàng hóa an toàn đồng bộ trong điều kiện khí hậu được kiểm soát. Đào tạo các nhà quản lý và nhân viên có chuyên môn trong điều hành, sử dụng và duy trì các thiết bị chuyên dụng. Xây dựng các thủ tục để quản lý các quá trình vận hành, quy trình kiểm soát và sử dụng các thiết bị tối ưu.
Nhờ 3 thành phần như trên mà chuỗi cung ứng lạnh không chỉ đảm bảo điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm của hang hóa cung ứng mà tốc độ cung ứng cũng nhanh chóng và kịp thời.
3. Những lợi ích và thuận lợi trong phát triển chuỗi cung ứng lạnh
– Lợi ích
Trong cuộc hành trình dài, dược phẩm nhạy cảm và các sản phẩm sinh học có thể thay đổi qua tay nhiều lần và đi qua các môi trường khác nhau, vì vậy điều quan trọng là các nhà cung cấp có thể xác định có hay không nó đã được tiếp xúc với nhiệt độ có thể gây thiệt hại hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm. Do đó Quản lý chuỗi cung cấp lạnh là một cách để đảm bảo an toàn bệnh nhân, toàn vẹn sản phẩm, tuân thủ quy định, quy trình và tối ưu hóa chi phí.
Giúp gia tăng giá trị cho các sản phẩm dễ hỏng nhờ việc duy trì và kéo dài chu kỳ sống cho sản phẩm trong tình trạng an toàn.
Việc sử dụng chuỗi lạnh sẽ kéo dài thời gian sử dụng của rau quả từ 2-3 ngày tới 7 ngày khi bảo quản tại nhà, cũng như tăng thời gian trưng bày tại cửa hàng từ 3 lên đến 7 ngày và làm giảm hao hụt từ 60-70 %.
Gia tăng sự hài lòng của khách hàng do đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.
Nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần thúc đẩy nền kinh tế theo hướng bền vững.
Phát triển các chuỗi cung ứng lạnh còn góp phần hỗ trợ nhà nước trong hoạt động quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm với hàng hóa trong nước và xuất khẩu. Giải quyết tốt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, bảo vệ sinh thái và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Thuận lợi
Với những yêu cầu trước mắt về chuỗi cung ứng lạnh, ngành logistics cũng có những thuận lợi không nhỏ. Môi trường đầu tư thuận lợi cho phép tăng cường các dòng FDI, thúc đẩy tăng trưởng các dòng thương mại hàng hóa trong nước và quốc tế. Hiệp định WTO cũng đang dần xóa bỏ những giới hạn về FDI vào ngành logistics tại VN, cho phép thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp logistics quốc tế vào hoạt động kiểm soát các điều kiện khí hậu trong các chuỗi cung ứng
Ngành logistics VN đang được Chính phủ quan tâm, rõ nhất là đầu tư cho hệ thống GTVT nội địa. Tích cực triển khai các chương trình có liên quan đến phát triển logistics lạnh như Đề án chống tổn thất sau thu hoạch, theo đó đến năm 2020, sẽ cơ bản khắc phục được tình trạng tổn thất lúa gạo xuống 5-6%, rau quả 10-12%, thủy sản dưới 10%. Đề án này tạo tiền đề cho các DN, đơn vị và tổ chức ứng dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại như bảo quản lạnh, mát, bảo quản trong môi trường khí quyển cải biến, chiếu xạ, nhằm kéo dài thời gian vận chuyển đi xa và bảo đảm chất lượng hàng hóa. Tạo điều kiện đầu tư các thiết bị chế biến và bảo quản như kho lạnh, xe lạnh, thiết bị xử lý các điều kiện khí hậu để bảo đảm chất lượng sản phẩm. Đây là những kỹ thuật cơ bản trong các chuỗi cung ứng lạnh hiện nay. Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg còn tạo cơ chế hỗ trợ các DN đầu tư xây dựng kho lạnh được áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển; miễn tiền thuê đất; được hỗ trợ 20% kinh phí giải phóng mặt bằng; 30% kinh phí hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào. Đây là những động thái tích cực tạo điều kiện cho ngành logistics chuỗi lạnh hình thành thuận lợi.
4. Tiềm năng ,sự phát triển của chuỗi cung ứng lạnh ở Việt Nam và trên thế giới
Bắc Kinh có kế hoạch tăng tỷ lệ chuỗi lưu thông lạnh của các loại trái cây và rau quả, thủy sản, và các sản phẩm thịt hiện nay từ 10%, 30% và 50% đến 20%, 45% và 70% tương ứng giai đoạn 2011-2015.
Chuỗi cung ứng lạnh phổ biến ở các nước phát triển và đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các thị trường đang phát triển như Việt Nam. Chuỗi cung ứng lạnh là giải pháp cho những thách thức về khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích hợp trong quản lý chuỗi cung ứng các sản phẩm dược, mẫu thử sinh học, thiết bị y tế hay các sản phẩm nhạy cảm khác. Gần 130 tỷ USD sản phẩm dược chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào chuỗi cung ứng lạnh để đảm bảo sản phẩm dược giữ được tình trạng nguyên vẹn khi đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Theo dự báo của Business Monitor, sự gia tăng dân số ở Việt Nam sẽ đẩy mạnh sức tiêu thụ thuốc từ khoảng 3.3 tỷ USD năm 2013 lên gần 10 tỷ USD vào năm 2020. Chính phủ cũng đã ban hành các chính sách khích lệ sự phát triển ngành dược, điển hình như mục tiêu thúc đẩy giá trị tiêu thụ thuốc nội chiếm 80% tổng giá trị tiêu thụ, và thúc đẩy sản xuất thuốc trong nước sẽ đáp ứng 20% nhu cầu nguyên liệu thô vào năm 2030.
5. Khó khăn trong phát triển chuỗi cung ứng lạnh ở Việt Nam
Thiếu kho dùng cho bảo quản lạnh.
Theo thống kê, tổng công suất hệ thống kho lạnh toàn quốc chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng. Cơ cấu kho lạnh chưa phù hợp với yêu cầu, đặc biệt thiếu kho lạnh bảo quản sâu cho hàng thủy sản. Bên cạnh thiếu hụt tổng công suất còn có sự thiếu hụt do phân bố không hợp lý và trình độ công nghệ không đồng đều.
Chỉ tiêu | ĐBSH | BTB&DHMT | ĐNB | ĐBSCL | Toàn quốc |
Kho lạnh sản xuất | |||||
Số lượng, chiếc | 162 | 455 | 111 | 375 | 1.103 |
Công suất, tấn | 28.540 | 53.055 | 18.978 | 250.310 | 350.833 |
C.suất TB,tấn/kho | 176 | 117 | 171 | 667 | 318 |
Kho lạnh thương mại | |||||
Số lượng | 94 | 51 | 34 | 31 | 210 |
Công suất, tấn | 8.510 | 6.375 | 77.058 | 13.100 | 105.043 |
C.suất TB, tấn/kho | 91 | 125 | 2.266 | 423 | 500 |
Kho lạnh ngoại quan | |||||
Số lượng | 2 | 18 | 3 | 23 | |
Công suất, tấn | 580 | 5.150 | 11.246 | 16.976 | |
C.suất TB,tấn/kho | 290 | 286 | 3.749 | 738 | |
Tổng công suất | 37.630 | 64.580 | 107.282 | 263.410 | 472.902 |
Bảng: Phân bố hệ thống kho lạnh toàn quốc năm 2010
Nguồn: Báo cáo đánh giá trình độ công nghệ CBTS của viện nghiên cứu Hải sản, 2010.
Thiếu phương tiện vận chuyển và công nghệ bốc xếp hàng lạnh.
Các DN vận chuyển hàng đông lạnh chủ yếu sử dụng các container chuyên chở bằng các đội xe tải, xe container, tàu chở hàng có khoang lạnh, vận chuyển lạnh hàng không chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên các phương tiện này còn thiếu, chất lượng vận hành không đảm bảo. Đơn cử như khu vực ĐBSCL là vùng trọng điểm nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu của cả nước có chi phí cho hoạt động vận tải lạnh thủy sản khá cao (khoảng hơn 25% giá thành sản phẩm).
Hạ tầng CNTT và truyền thông giúp truyền dẫn các tín hiệu hội tụ giữa thoại và dữ liệu, giữa viễn thông, máy tính và phát thanh truyền hình, là cơ sở để các DN logistics và các DN chủ hàng hình thành nên mạng lưới thông tin logistics hữu hiệu cho quản lý và vận hành chuỗi cung ứng lạnh còn chưa bắt kịp với sự phát triển về CNTT. Việc áp dụng CNTT trong hoạt động của DN logisitics trong nước còn hạn chế. Phần lớn website của DN logisitics chỉ đơn thuần giới thiệu về dịch vụ của mình, thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ track and trace (theo dõi đơn hàng), lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ, đặc biệt là visibility (khả năng nhìn thấy và kiểm soát đơn hàng). Đây lại là điều kiện cơ bản để tạo ra các chuỗi cung ứng lạnh có quản lý chặt chẽ. Do đó việc bổ sung các dịch vụ logistics chuỗi lạnh vào các DN logistics hiện nay cũng rất khó khăn.
Một thách thức không nhỏ là nhân tố con người, nguồn nhân lực logistics được đào tạo còn rất khan hiếm. Trong khi đó cung ứng các dịch vụ logistics chuỗi lạnh lại không chỉ đòi hỏi các kiến thức chung về logistics mà còn cần đến sự chuyên sâu về công nghệ logistics lạnh và đặc biệt là trình độ quản lý các chuỗi cung ứng lạnh ở mức độ cao.
NamPhuThai là 1 trong những đơn vị tiên phong tư vấn tổng thể xây dựng giải pháp đầu tư và vận hành khai thác hiệu quả chuỗi cung ứng lạnh
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 0818888000
Nguồn tài liệu tham khảo
http://vlr.vn/logistics/news-1488.vlr https://vilas.edu.vn/tim-hieu-chuoi-cung-ung-lanh-cold-chain.html